TÁC DỤNG KỲ DIỆU CỦA NƯỚC DÂU TẰM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Mùa hè, thời tiết nóng bức mà được thưởng thức một cốc nước dâu thì thật tuyệt. Nước dâu không những mang đến cảm giác mát mẻ, sảng khoái cho những ngày hè mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Vậy, tác dụng của nước dâu như thế nào? Cách pha chế nước dâu ra sao? Bài viết này sẽ “bật mí” giúp chúng ta vấn đề này.
Tìm hiểu về quả dâu (có 2 loại: dâu tằm & dâu lưu niên)
- Dâu ta hay còn gọi là dâu tằm, nhiều lá, quả ít và nhỏ, vị chua.
- Dâu lưu niên (dâu Tầu) quả nhiều, to, đỏ, tím mọng, ngọt.
Các thành phần trong quả Dâu
Quả dâu tằm có rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C (Ảnh minh họa)
Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế, trong quả dâu có:
- Nước 84,71%;
- Đường 9,19% Z (có glucoza, fructoza)
- Axit 80% (có axit malic, axit sucinic)
- Protit 0,36%.
- Tanin, vitamin C, caroten.
Tác dụng của quả dâu
- Bổ thận, dưỡng huyết, khu phong.
- Sáng mắt, tăng lực, chữa táo bón kinh niên.
- Giải được độc của rượu, lợi cho khí và thùy trong cơ thể.
- Người hay đổ nhiều mồ hôi, trẻ con mồ hôi trộm.
- Chữa váng đầu, mất ngủ, ù tai, tiêu khát, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp…
- Phụ nữ bế kinh.
Cách làm nước dâu
Nguyên liệu
- 1kg dâu tằm
- 500gr đường
Cách chọn dâu
- Quả chín có màu tím sẫm.
- Quả không bị dập nát, hư hỏng.
Cách làm
- Cắt bỏ cuống trên quả dâu, rửa nhẹ tay, nước cuối cùng rửa bằng nước muối pha loãng.
- Vớt dâu ra rổ, để ráo nước.
- Nấu một nồi nước sôi, khi còn nóng khoảng 80 độ, dội qua rổ dâu (cách này giúp dâu khi ngâm lâu không bị mốc hay nổi váng)
- Rải một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp dâu cho đến hết. Trên cùng rải thêm một lớp đường.
- Khi ngâm được 5-7 ngày thì mang hỗn hợp dâu ra để lọc qua rây.
- Lấy riêng nước dâu đun sôi khoảng 15 phút, để thật nguội rồi cất vào lọ (cách này giúp bảo quản siro dâu được lâu hơn)
- Riêng bã dâu, cho ít rượu vào ngâm chừng vài ngày là có ngay rượu dâu để thưởng thức.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ nước ngâm dâu
Giải khát, chữa táo bón
- Uống 2 ly nước dâu /ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải khát.
- Với 3 ly nước dâu/ngày hàm lượng vitamin C trong nước dâu sẽ trị căn bệnh táo bón rất hiệu quả.
Nước dâu giải khát, thanh nhiệt (Ảnh minh họa)
Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe
- Uống 1-2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện.
- Sau bữa tối, uống một ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn.
Chữa chứng nhức mỏi cơ, khớp
- Uống đều đặn mỗi ngày ba ly nước dâu vào buổi sáng, trưa và tối sẽ chữa được chứng nhức mỏi cơ, khớp.
Giúp da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn
- Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly nước dâu vào buổi sáng và trưa.
- Uống liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn...
Giảm đau họng
- 500g dâu rửa sạch và ép thành nước.
- Dùng nước quả dâu để súc miệng (từ 3 đến 5 ngày) chữa các chứng đau ở miệng, họng.
Chữa bỏng
- Chọn những quả dâu chín tươi, không dập nát, rửa sạch.
- Ép dâu lấy nước sau đó bôi, rửa, đắp vào vết bỏng.
Lời kết
Dâu tằm không chỉ là một loại quả ăn ngon, có nhiều tác dụng với sức khỏe mà nước dâu ngâm cũng là một vị thuốc chữa bệnh.
Tuy nhiên, vì dâu thuộc tính hàn nên không dùng đối với các bệnh như sôi bụng, ỉa chảy... Mặt khác, dâu kỵ với kim loại nên khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất.
LƯỢNG THIÊN XÍCH. St
Nhận xét
Đăng nhận xét