Nền tảng của phong thủy, vận mệnh và vạn vật chính là Khí
[Xem phong thuỷ] Phong thủy là một nghệ thuật và khoa học sống hòa hợp với môi trường để thu được lợi ích tối đa bằng cách sống đúng chỗ và đúng thời điểm. Cụm từ chính là sống “đúng chỗ” (không gian) và xây “đúng thời điểm”. Một cách đơn giản, loài người đóng vai bà mối để thiên khí và địa khí “kết hôn” với nhau. Khi các nguồn năng lượng thay đổi của thiên khí tương ứng với thời điểm ngôi nhà bạn được xây, thì năng lượng ổn định của địa khí lại tương ứng với không gian từ trường của ngôi nhà. Cách nhìn nhận sự việc như vậy cũng giống như việc tạo dựng một cuộc hôn nhân tốt đẹp sẽ tạo ra sự thịnh vượng, sự hòa hợp và sức khỏe ảnh hưởng đến bạn một cách tích cực và hiệu quả. Sau khi đọc bài viết này bạn sẽ hiểu được “Khí” là gì? Và phong thủy và Bát tự mệnh lý,…là phương tiện giúp chúng ta có được nguồn khí tích cực, có lợi cho cuộc sống thuận theo tự nhiên, khoa học, mà không có sự thần bí, tôn giáo, mê tín dị đoan.
Khí theo quan niệm của Trung Quốc và các nước khác.
Cái chúng ta gọi là sức mạnh của tự nhiên là cái mà người Trung Quốc gọi là “Khí”. Khí có nhiều nghĩa. Nó là không khí mà chúng ta thở. Nó là từ trường trái đất, là bức xạ vũ trụ và ánh sáng mặt trời. Khí là linh hồn của chúng ta. Khí là vận may rủi. Như các bạn sẽ thấy, khí làm nền tảng cho vạn vật và còn hơn thế. Mặc dù khái niệm này có thể hơi trù tượng với người phương Tây, nhưng các nền văn hóa phương Đông cho rằng sức mạnh tổng thể này chi phối sức khỏe, của cải và hạnh phúc của chúng ta. Mục đích của phong thủy là làm chủ các mặt tích cực của khí để giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
Ngày nay, rõ ràng là sự tồn tại chủa khí không thể được chứng minh đầy đủ về mặt khoa học. Thậm chí một số khía cạnh bí ẩn hơn của khí không bao giờ có thể được chứng minh bằng các phép đo định lượng. Ví dụ, bạn có thể chứng minh sự tồn tại của giác quan thứ sáu không? Bạn có thể chứng minh vận mệnh hay số phận không? Bạn có thể chứng minh được trực giác không? Chắc chắn là không. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều tin những điều này tồn tại. Nói cách khác, các đặc tính siêu hình hay siêu nhiên của khí bất chấp các phép đo.
Nhưng chúng ta không nên quá vội vàng và bàn luận qua loa quan niệm về một sức mạnh, mà trong một chừng mực nào đó, không đo được này. Cách đây không lâu, Benjamin Franklin đã tìm ra “điện”, vốn được xem là sức mạnh bí ẩn của tự nhiên vào thời điểm đó. Chúng ta đã khai thác năng lượng này để làm cho cuộc sống dễ chịu hơn rất nhiều. Thế còn việc phát hiện ra tia X, tia phóng xạ và hạt hạ nguyên tử thì sao? Tất cả đã dẫn tới một cuộc cách mạng sâu sắc về cách chúng ta nhìn nhận thế giới.
Bài viết này nói về “Khí”, nền tảng của nhiều phương pháp thực hành của phương Đông như phong thủy, bát tự mệnh lý, đông y, khí công,…. Vì vậy, hãy cởi mỡ đầu óc và thực hiện một cuộc hành trình tìm hiểu về sức mạnh hợp nhất tất cả chúng ta.
Khí là gì?
Đơn giản, khí là tinh túy, linh hồn và phần quan trọng nhất của vạn vật. Đó là năng lượng hợp nhất, bao gồm toàn bộ, lan tỏa và là phần cốt yếu của thiên, địa và nhân. Vừa mang tính vật chất, vừa mang tính siêu hình, khí là nguồn lực cơ bản, tối quan trọng, bồi bổ và đưa cuộc sống đi lên. Khí là trường thông tin kết nối tất cả chúng ta. Mặc dù không có từ tiếng Anh tương đương để dịch, nhưng có lẽ cách hiểu tốt nhất là thế này: khí là “hơi thở của cuộc sống”.
Định nghĩa này có thể khá mơ hồ và thậm chí trừu tượng. Nhưng trên thực tế, khái niệm khí rất giống với trường lượng tử trong vật lý hiện đại. Trong cuốc sách bán chạy nhất của mình là “Đạo của vật lý” (The Tao of Physics), Fritjof Capra đưa ra sự tương quan: “Giống như trường lượng tử, khí được hình dung là một dạng vật chất loãng và không thể nhận biết, tồn tại trong không gian và có thể tụ lại thành các vật thể rắn. Khí không chỉ là phần cốt yếu của mọi vật thể, mà còn chứa sự tương tác giữa các vật thể dưới dạng sóng”.
Định nghĩa một cách đơn giản hơn, khí là chất liệu của vạn vật và là cái ẩn giấu sau vạn vật. Chất liệu đó thổi sức sống cho thực vật, động vật, núi non, sông nước và con người chúng ta. Đó là chất liệu của ước mơ, trực giác, số phận và vận mệnh. Đó là chất liệu cốt lõi của những vật vô hồn như máy bay, nhà cửa và chiếc ghế chúng ta đang ngồi. Đó là thức mà các nhà châm cứu dùng kim châm để kích thích. Đó là chất liệu các võ sư sử dụng để đập vỡ các vật cứng. Và, đó là thứ mà những người thực hành phong thủy khai thác để cải thiện sức khỏe, của cải và các mối quan hệ của con người.
Khái niệm “Khí” của người Trung Quốc lần đầu tiên được ghi lại trong Thập dực (hay Dịch Truyện, chú thích Dịch Kinh, Chu Dịch) thời Chiến quốc (403-221 TCN) và được gộp vào Chu Dịch mà về sau được đổi tên thành Kinh Dịch. Khái niệm khí không chỉ của riêng người Trung Quốc. Các nên văn hóa khác cũng biết đến khái niệm này. Chẳng hạn:
- Người Nhật gọi là Ki
- Người Hinđu gọi là Prana
- Người Hy Lạp gọi là Pneuma
- Người Ai Cập gọi là Ankb
- Người Do Thái gọi là Ruab
- Người Hawai gọi là Tane
- Thổ dân Úc gọi là Arunquiltba
- Người Iroquois gọi là Orenda
Cho dù bạn quyết định gọi “Khí” là gì, thì việc nhận biết, điều chỉnh và định hướng sức sống vô hình này vì lợi ích sức khỏe và hạnh phúc của bạn là việc phongthủy và bát tự mệnh lý đề cập đến.
Ba nguồn khí mà phong thủy, bát tự mệnh lý quan tâm.
Khí luôn luôn vận động. Khí biến chuyển không ngừng. Khí tích tụ, phân tán, nở ra và co lại. Khí chuyển động nhanh, chậm và co lại. Khí chuyển động nhanh, chậm, vào, ra, lên và xuống. Khí di chuyển theo đường ngoằn ngoèo và theo đường xoắn ốc. Khí đi theo đường thẳng, góc cạnh và cong. Khí nương theo gió (phong) và gặp nước thì tụ (nước). Không có gì thoát khỏi sức ảnh hưởng của Khí. Tất cả chúng ta đều là sản phẩm của và lệ thuộc vào sức mạnh to lớn của “Khí”.
Người Trung Quốc cho rằng có ba nguồn khí chính là “Thiên khí”, “Địa khí” và “Nhân khí" duy trì tất cả mọi vật đang tồn tại. Phớt lờ ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể con người cũng tương tự như việc không để ý đến virút làm suy yếu và kiệt quệ sức khỏe của bạn. Có thể chống lại virút và các trở lực khác (chẳng hạn như thua lỗ tài chính, thất nghiệp và bệnh tật) bằng cách khai thác những mặt có lợi của khí để có một cơ thể cường tráng, đầu óc minh mẫn và tinh thần sảng khoái.
Điều này có nghĩa chính xác là gì? Khi thực hành phong thủy bạn sẽ biết điều này, người Trung Quốc cổ đã biết điều chỉnh “Khí” để gia tăng sự hài hòa trong không gian sống và làm việc của bạn. Khi trong môi trường của bạn có sự cân bằng và hài hòa thì cơ thể bạn cũng sẽ dễ ở trong trạng thái cân bằng. Tất nhiên, bạn cũng phải duy trì chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Bạn phải ngủ tốt, phải sống theo những “quy tắc vàng”. Tất cả những yếu tố này giúp cơ thể khỏe mạnh. Chỉ khi phát huy hết khả năng một cách tối ưu, bạn mới có đủ cảm hứng và sự thành công.
Trong ba nguồn khí này, có rất nhiều “luồng khí” khác nhau tác động đến mỗi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, bạn sẽ biết điều này trong phần giới thiệu bên dưới:
Những gì đến từ trên trời được gọi là “Thiên Khí”. Đó là nguồn năng lượng đầu tiên của tự nhiên. Thiên khí di chuyển theo đường xoắn ốc từ các thiên thể, mặt trời, mặt trăng, các hành tinh và các vì sao. Nếu bạn nghi ngờ việc thiên khí có thể ảnh hưởng đến chúng ta, thì hãy xem xét mặt trời, ngôi sao trung tâm torng hệ mặt trời. Không có năng lượng mặt trời, cuộc sống sẽ không tồn tại, còn coi thường năng lượng của nó, bạn có thể bị cháy nắng, say nắng, ung thư da và thậm chí là chết.
Thế còn mặt trăng? Nếu mặt trăng có thể làm biến dạng vỏ trái đất và đại dương cứ 12 giờ một lần, thì rõ ràng là năng lượng của mặt trăng, ở mức độ nào đó, sẽ ảnh hưởng đến bạn. Cuối cùng, thành phần chính của trái đất và cũng là của cơ thể chúng ta là nước. Trên thực tế, khi trăng tròn, chúng ta có chiều hướng giữ nước. Ngoài ra, việc di trú và các hình thức sinh sản của động vật, cá và chim đều tuân theo hoặc hợp với các tuần trăng. Với thực vật cũng vậy. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng gieo hạt trong khoảng thời gian từ hai ngày trước đến bảy ngày sau một tuần trăng mới sẽ cho một vụ mùa tốt hơn.
Thời tiết cũng là một thành phần của Thiên khí. Không có gì nghi ngờ về việc các hiện tượng thời tiết ảnh hưởng đến hạnh phúc và sức khỏe của chúng ta. Cái rét cực độ “khiến chúng ta lạnh thấu xương”, còn côn nóng cực độ tao ra “những buổi chiều oi ả” và kích thích trạng thái giận dữ. Một số người òn bị trầm cảm, thậm chí là tự tử do thiếu ánh nắng và những đợt mưa kéo dài. Mặc dù điều này hay xảy ra ở các nước phía Bắc hơn, nhưng bất kỳ dạng thời tiết nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của con người. Chẳng hạn bạn sẽ lưu ý, nếu bạn cảm giác thấy cảm giác khác trong người vào kỳ trăng tròn, thì đó không chỉ là tưởng tượng của bạn đâu! Tình trạng này được gọi là “sự mất trí vào kỳ trăng tròn” có thể xuất hiện khi quá nhiều nước tích tụ trong sọ não khiến một số người cảm thấy giận dữ, lo lắng và căng thẳng tăng lên. Thực tế, từ lunatic (”Luna” theo tiếng La tinh có nghĩa là trăng) có nguồn gốc từ quan niệm cho rằng các kỳ trăng gây ra tình trạng mất trí hay rối loạn tâm thần.
Có những thành phần khác của thiên khí liên quan đến thời gian, yếu tố gắn với sự thay đổi và biến chuyển. Ngày và mùa thay đổi do sự vận hành của mặt trời. Thời điểm xây nhà là thông tin quan trọng, bởi vì điều đó phần nào quyết định đặc tính thiên bẩm của ngôi nhà.
Cuối cùng, thiên khí gắn với mệnh (số mệnh) và vận (may rủi). Nếu ví cuộc sống là tấm bản đồ giao thông và mục đích sống của bạn là điểm cần đến, thì mệnh là chiếc ôtô mà định mệnh giao cho bạn để bạn cùng nó thực hiện cuộc hành trình. Người lái xe tượng trưng cho “ý chí cá nhân” của bạn. Ví dụ, nếu số phận đã định bạn lái chiếc Ferari, sau đó bạn đưa chiếc xe đó vào một địa hình gồ ghề, nhiều sõi đá, như vậy bạn đã lạm dụng chiếc xe, và có thể làm nó bị hỏng không còn có thể sửa chữa được. Cho dù bạn đến được đích, thì làm như vậy bạn cũng sẽ gặp nhiều trở ngại và cạm bẫy, vốn có thể tránh được nếu bạn biết chọn con đường phù hợp với chiếc ôtô của bạn. Hiểu được những gì chiếc xe của bạn có thể làm được và không làm được sẽ giúp bạn đến đích an toàn và thành công.
Mặc dù phần lớn người phương Tây tin rằng vận mệnh mang tính ngẫu nhiên và không thề đoán trước, nhưng người phương Đông lại cho rằng có thể biết và lường trước vận mệnh. Tiếp tục lấy chiếc Ferari làm ví dụ, vận mạy sẽ giúp bạn tìm ra con đường tắt để tiết kiệm thời gian, hoặc lái xe trên con đường rộng và không bị tắc nghẽn giao thông trong thời tiết tốt. Vận may có “thẻ ưu tiên” trong giao thông. Vận rủi làm xe bị thủng lốp, lạc đường, phải đi dường vòng và lái xe trong điều kiện thời tiết nguy hiểm. Vận rủi giống như bạn bị cảnh sát giao thông phạt. Việc đoán định thiên khí của mình, mệnh và vận của mình, người Trung Quốc sử dụng thuật chiêm tinh gọi là Bát tự (Tứ trụ - Tử Bình) để dự đoán.
Núi, sông, sa mạc, thung lũng và đồng bằng, tất cả đều có luồng địa khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khí chất và khả năng hòa hợp của chúng ta. Các dãy núi bảo vệ chúng ta trước các yếu tố độc hại, cho chúng ta chỗ dựa tâm lý. Chúng ta thường cảm thấy vững vàng hơn nếu có một chỗ dựa ở sau lưng.
Trong phong thủy cổ điển, núi đồng nghĩa với âm hay nguồn năng lượng nữ tính của tự nhiên. Giống như một bà mẹ bảo vệ con mình khỏi bệnh tật do gió lạnh và mưa to gây ra, núi chi phối sức khỏe và các mối quan hệ của chúng ta. Mục đích của những người thực hành phong thủy là nghiên cứu và điều hòa khí gắn với núi tự nhiên (hoặc núi nhân tạo, chẳng hạn như các tòa nhà cao tầng và hàng rào cao) ở ngoài nhà ở, và núi bên trong nhà thể hiện bằng các bức tường và đồ đạc lớn, sao cho chúng mạng lại sức khỏe và các mối quan hệ tốt đẹp.
Ngược lại, nước tương ứng với dương hay nguồn năng lượng nam tính. Theo truyền thống, đàn ông có trách nhiệm tạo ra của cải. Giống như dòng nước, luồng khí sinh ra của cải (tài khí) tụ lại ở hồ và đại dương. Nó được cuốn đi dọc theo sông, đường phố và hành lang. Nó lưu thông qua cửa sổ và cửa ra vào. Phải xem xét tất cả những thứ này khi quyết định không gian sống và làm việc của con người.
Bạn sẽ nhận ra rằng, những người sống ở vùng núi thường kiên quyết, trung thành và chân thật hơn. Giống như ngọn núi, những người này thường không dễ bị lay chuyển và kiên định trong ứng xử. Trái lại, những người sống gần nước thường “tuân theo hoặc chấp nhận”. Thái độ và quan điểm của họ dễ thay đổi. Họ sẵn sàng thay đổi và thậm chí hài lòng với sự thay đổi.
Tìm được sự cân bằng giữa các yếu tố tự nhiên là tiền đề căn bản của phong thủy cổ điển. Bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về núi (sức khỏe và mối quan hệ) và nước (của cải) thể hiện thế nào trong cách bố trí phong thủy theo sơ đồ khí.
Từ trường trái đất cũng là một thành phần của địa khí. Cùng với thời điểm xây nhà, hướng nhà sẽ định rõ đặc điểm của khí trong nhà bạn, tính cách bẩm sinh của nó. Điều này quan trọng là phải hiểu được trường điện từ ảnh hưởng đến chất lượng khí “vào” và “cư trú” trong nhà bạn ra sao. Chắc chắn các trường do các luồng năng lượng điện cao áp và các thiết bị điện hiện đại tạo ra có ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta. Chúng ta phải thận trọng và chú ý tới điều này khi dùng các thiết bị điện, khi sống gần nhà máy điện, biến thế điện và những thứ tương tự.
Bản thân bạn cũng có khí. Khí của bạn được đánh dấu vào lúc bạn vừa mới sinh ra, thời điểm bạn thở hơi thở đầu tiên. Cũng giống như dấu vân tay, khí của bạn chỉ có một và duy nhất. Trong phong thủy, năm sinh của bạn là nguồn thông tin tối quan trọng. Năm sinh quyết định nguồn năng lượng sống của bạn tương hợp với của người khác và với khí trong nhà bạn như thế nào.
Còn bây giờ, bạn cần biết rằng nhiều nhà khoa học và các chuyên gia y tế phương Tây đang chấp nhận ý tưởng cho rằng có một sức mạnh tổng thể (holistic force) và tối cần thiết cho sự sinh tồn bên trong cơ thể con người, và nó điều chỉnh toàn bộ sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Hơn nữa, mạng lưới sinh học này kết nối chúng ta với toàn thể môi trường xung quanh, và ở phạm vi rộng hơn, với ý thức chung, nguồn tri thức thuần túy. Thực tế, có thể chụp phim trường năng lượng phát ra từ cơ thể bạn (cái mà nhiều người gọi là tinh hoa phát tiết) bằng kỹ thuật chụp ảnh Kirlian do hai nhà khoa học Nga là Semyon và Valentina Kirlian phát triển.
Mặc dù ở phương Tây, nguồn năng lượng liên kết bên trong cơ thể con người được gọi bằng nhiều cái tên (ví dụ: lực thừa, trường sinh, sinh chất, điện năng động vật, tinh thần tinh tế và khí), nhưng nhìn chung, những người cấp tiến ứng dụng ý tưởng này thì tin rằng đây là trường năng lượng điện trong thiên nhiên. Nhân khí rất có thể liên quan phần nào tới điện, nhưng chúng ta đừng bỏ qua một thực tế là không thể đo đếm hoặc hiểu hết các khía cạnh của nguồn năng lượng hợp nhất này bằng năm giác quan: thị giác, vị giác, khứu giác, xúc giác và thính giác. Hãy nhớ ngay từ đầu rằng khí mang tính tự nhiên và siêu hình (còn trên cả tự nhinê và siêu nhiên); yếu tố siêu hình gồm có mệnh, vận và trực giác.
Tuy nhiên, dường như các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau (ví dụ: vật lý, sinh học, tâm lý, tôn giáo, nhân chủng học, thần kinh học và ngôn ngữ học) cùng nhận ra rằng câu hỏi về sự tồn tại và mục đích sống của chúng ta không thể giải đáp bằng bất kỳ lĩnh vực riêng lẻ nào. Sử dụng phép so sánh ta thấy một chiếc bánh ngọt được tạo ra bằng cách nấu trộn các nguyên liệu khác nhau. Tương tự, điềm lành hay gở của một ngôi nhà là kết quả của các lớp thông tin hòa trộn. Bạn có hiểu vấn đề này không?
Suy cho cùng, “tích đức” và “hành thiện” để có được kiến thức quảng đại hơn cũng là các thành phần của nhân khí, hay gọi chính xác hơn là “vận khí” – “vị thần may mắn” của con người. Đơn giản là, đối xử với mình, giúp đỡ những người kém may mắn hơn bạn, và không ngồi lê đôi mách sẽ mang lại sự hài lòng và mãn nguyện. Bằng cách dành nhiều thời gian cho học tập và giảm bớt thời gian xem tivi và làm những việc không cần động não, bạn sẽ mài sắc trí thông minh và sự thông thái của mình và tăng cường được các năng lực trí tuệ.
Ngoài sử dụng phong thủy để cân bằng khí trong ngôi nhà, người Trung Quốc còn sử dụng châm cứu để khôi phục sự cân bằng khí trong cơ thể. Họ cho rằng ở mỗi bên cơ thể có 14 dòng khí chính liên kết với nhau (kinh mạch) và có khoảng 360 huyệt châm cứu. Các kinh mạch này tương ứng với một (hoặc vài) vùng hay bộ phnậ cơ thể. Khi cơ thể mất cân bằng hay mắc bệnh, chuyên gia châm cứu dùng kim châm để kích thích các huyệt thích hợp. Ngoài ra, còn có phương pháp dự đoán vận mệnh theo Tứ trụ (Bát tự). Đây là phương pháp chiêm tinh của họ, nghiên cứu khí của bạn khi sinh ra. Sử dụng phương pháp này, bạn có thể dự đoán được mệnh và vậncủa mình. Bạn có thể xác định được màu sắc, môi trường và nghề nghiệp phù hợp với mình nhất.
Cảm nhận sức mạnh của Khí.
Việc khí ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến bạn là rất quan trọng đối với “trạng thái tồn tại” của bạn. Để minh họa cho điều này, chúng ta hãy thực hiện một bài tập đơn giản. Đầu tiên, tắt tivi hoặc radio rồi tìm một nơi yên tĩnh, không bị quấy rối. Điều quan trọng là bạn phải thực sự tham gia vào bài tập này để hiểu rõ luồng khí ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy hình dung bạn đang ngồi trên chiếc ghế đối diện với thác nước. Nếu chúng tôi nói với bạn rằng, bỗng nhiên thác nước này đổ ập xuống bạn, kèm theo nước là gió và tiếng ồn dữ dội, chôn vùi và nhấn chìm bạn thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Có lẽ là sợ hãi, bối rối, mất phương hướng hay mệt mỏi chăng? Nhưng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu chúng tôi nói với bạn rằng nước phun nhẹ trong thác nước mát lạnh, gió hiu hiu thổi làm dịu mát cơ thể bạn và khiến bạn thấy khỏe khoắn? Cảm giác này có kích thích cảm giác thư giãn, cân bằng, thoải mái và an toàn không? Cảm giác này hoàn toàn khác, đúng không?
Điều chúng tôi vừa trình bày chính là việc luồng khí có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn và cuối cùng là sức khỏe của bạn, trong một thời gian. Khí bổ dưỡng lưu thông, nhẹ nhàng di chuyển theo đường cong, tạo ra một môi trường cân bằng và có lợi cho sức khỏe. Khí quá mạnh (hay gọi là sát khí, thuật ngữ bạn sắp được biết) gây lo lắng, đặc biệt là nếu bạn đang nằm trong đường đi của nó. Sát khí có thể gây ra các bệnh về thể chất và tinh thần. Cũng có loại khí yếu. Khí yếu di chuyển chậm. Một căn phòng ngột ngạt, thiếu không khí là một ví dụ về khí yếu.
Vậy, chúng ta có thể kiểm soát khí yếu hay tiêu cực không? Hoàn toàn có thể! Nếu thác nước phun ra một lượng nước lớn, bạn không chạy đi sao? Nếu nhà bạn ngột ngạt, theo bản năng bạn sẽ mở cửa sổ để không khí trong lành lưu thông chứ? Mặc dù phần lớn yếu tố phong thủy dựa trên những lẽ thường rất cơ bản, nhưng một số yếu tố vẫn không rõ ràng, chẳng hạn như việc xác định chất lượng khí sẵn có trong nhà bạn. Và mỗi khi năm mới đến, sự thay đổi khí lại diễn ra. Chúng tôi sẽ phân loại 2 loại khí như sinh khí và sát khí với bạn như sau:
Sinh khí là khí tích cực, bồi bổ sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta có thể nhận ra một số khía cạnh của sinh khí bằng năm giác quan như:
- Sinh khí thị giác: các khu vườn và bãi cỏ được cắt tỉa gọn gàng, tường ngoài được sơn sạch sẽ, nội thất được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, và mọi người vui vẻ công tác. Về cơ bản, sinh khí thị giác là bất kỳ thứ gì bạn cảm thấy “vừa mắt”.
- Sinh khí thính giác: Suối hay vòi nước chảy róc rách, chim hót líu lo, chuông gió, tiếng em bé bi bô, một vài bản nhạc. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý là âm thanh mà bạn cho là êm dịu có thể lại là tạp âm của người khác. Ví dụ, nhiều người thích nơi vắng vẻ yên tĩnh hay sự thanh bình của vùng nông thôn hoặc vùng ngoại ô. Những người khác lại hợp với không khí náo nhiệt của thành phố. Mặc dù có thể bạn thấy nhạc cổ điển êm dịu, nhưng bạn của bạn lại không thấy vậy và chuyển sang nghe chương trình nhạc rock-and-roll.
- Sinh khí xúc giác: Mặt phẳng, vật nuôi, tắm nước ấm, nụ hôn, massage, lụa, sa tanh và nhung là những ví dụ về sinh khí xúc giác.
- Sinh khí khứu giác: Hoa, nước hoa, nến thơm và thức ăn kích thích sinh khứu giác. Tuy nhiên, có những thứ bạn thấy có mùi dễ chịu, thơm phức thì người khác lại có thể thấy khó chịu, ví dụ khói thuốc lá.
- Sinh khí vị giác: Bữa ăn nấu ở nhà, sôcôla, rượu v.v…tất cả đều gắn với sinh khí vị giác. Đó là bất cứ thứ gì mà bạn thấy hài lòng. Nếu bạn thích cả sản phẩm làm từ thuốc lá, thì khi đó đối với bạn, những món này cũng là sinh khí vi giác.
Còn có loại sinh khí thứ sáu, là một cái gì đó huyền bí và trừu tượng, có thể so sánh với giác quan thứ sáu của bạn. Đó là rung cảm bạn có khi sắp được tăng lương hay thăng chức. Đó là cảm giác của bạn khi có ai đó thích bạn, cảm giác đang yêu. Sinh khí giống như sự tự tin và mãn nguyện. Đó là “sự cộng hưởng” của những người hay giúp đỡ người khác và tốt bụng.
Sátkhí là khí tiêu cực, có chứa luồng khí dữ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể bạn. Sát khí là bất cứ thứ gì đối lập với năm giác quan của bạn, chẳng hạn như:
- Sát khí thị giác: Ánh sáng chói chang, chỗ tối om; các môn nghệ thuật gây khó chịu và ồn ào; sự hỗn loạn, rác rưởi; những vật chết hoặc tàn tạ; và bất cứ thứ gì bạn thấy có vẻ đe dọa, to lù lù. Sát khí thị giác cũng bao gồm cả các hành động bạo lực, thành kiến, sự thiếu khoan dung.
- Sát khí thính giác: Tiếng ồn như xe cộ đi lại, tiếng còi, công trình xây dựng, tranh cãi, trẻ em gào thét và một số loại nhạc là những ví dụ về sát khí thính giác.
- Sát khí xúc giác: Bụi bẩn, rác rưởi, đất; mảnh vụn, vết nứt, chỗ rách. Đi trên một chiếc cầu hay cầu thang ọp ẹp, trượt trên băng mỏng, leo lên địa hình không vững chãi, hay sự quấy rối tình dục và xâm phạm thân thể,..v.v…là những ví dụ về sát khí xúc giác.
- Sát khí khứu giác: Ô nhiễm, khói thải, ẩm mốc, mục nát, phấn hoa và độc tố là những ví dụ về sát khí khứu giác.
- Sát khí vị giác: Thức ăn đắng, chua hay ôi thiu. Thực phẩm lạ có thể gây khó chịu khi nếm. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng thực phẩm sống, côn trùng và rong biển được nhiều nền văn hóa coi là thức ăn thông thường. Người ăn chay thấy sản phẩm làm từ động vật là không ngon.
Đã có sinh khí thứ sáu thì cũng có sát khí thứ sáu. Sát khí thứ sáu là rung cảm trong bạn khi “có cái gì đó rờn rợn trong không khí” hoặc cảm giác nôn nao khi “có cái gì đó nhầm lẫn” hoặc khi bạn cảm thấy đang bị nhòm ngó, theo dõi. Sát khí thứ sáu còn tồn tại dưới dạng tức giận, căm ghét và ghen tỵ. Đó có thể là “sự cộng hưởng” của ma quỷ.
Khí “mũi tên độc”:
Còn được gọi là “hơi thở giết người”, khí mũi tên độc “bắn” vào bạn như một viên đạn. Vật sinh ra loại khí này có thể là những con đường đâm thẳng cửa ra vào hay cửa sổ nhà bạn; cạnh sắc, nhọn của đồ vật và tòa nhà; và bất cứ thứ gì chĩa thẳng vào bạn. Khí mũi tên độc rất dữ và gây ra bất hạnh, bệnh tật và thậm chí là tai họa.
Trích từ tư liệu Phong thủy huyền không phi tinh
- Phong thủy: Có phải Phong thủy là bộ môn thần bí, bí hiểm?
- Luận mệnh: Vận mệnh có thay đổi được không?
Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn để khai thông khí vận, sức khỏe và tài vận:
- Tư vấn phong thủy là gì?
- Tư vấn Bát Tự vận mệnh là gì?
- Tư vấn chọn ngày tốt lành (may mắn)
- Tư vấn Phong thủy Khai Vận
- Tư vấn phong thủy xây sửa nhà và văn phòng toàn diện
Nhận xét
Đăng nhận xét