KHÁI NIỆM VỀ HUYỀN KHÔNG PHONG THỦY
Giải thích về 2 chữ Huyền Không, Thẩm trúc Nhưng (tác giả bộ "Thẩm thị Huyền Không học") viết: Trong sách Pháp Ngôn của Dương Hùng viết "Huyền giả nhất dã" (tức Huyền là một), lời giải thích này khá rõ ràng. Nhưng đến chữ Không thì rất khó giải thích. Bởi vì "KHÔNG" không có nghĩa là trống không hoàn toàn, mà trong cái "KHÔNG" lại bao hàm cái "CÓ". Các học giả Thiên Trúc (Ấn độ) xưa luận giải như sau: Sắc bất dị không Không bất dị sắc Sắc tức thị không Không tức thị sắc Thụ tưởng hành thức Diêc phục như thị (Nghĩa là: Vật không khác gì "không", "Không" không khác gì vật. Vật tức là "không", "không" tức là vật. Những điều con người cảm thụ và suy nghĩ được cũng vậy). Như vậy "KHÔNG" bao hàm cả "khiếu" (tức mấu chốt của sự vật). "Khiếu" có 9 cái nên gọi là "Cửu khiếu", cũng là nói hai chữ "Huyền Không" bao hàm từ 1 tới 9. Nhưng đây không phải đơn th...